Lượt truy cập
0484108
Hôm nay:81
Hôm qua:98
Tuần này:391
Tháng này:2337
Tất cả:484108
Đang trực tuyến:6
Hỗ trợ kỹ thuật » Tin thủy sản
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng (18/06/2018)
1/ Chuẩn bị ao trước khi thả tôm.

Chuẩn bị quạt nước (ao đất) ao 3000m2 chạy 4 bộ quạt mỗi bộ từ 15-17 cánh, giúp tộc độ lưu chuyển dòng chảy tốt, kích thích tôm bắt mồi, nâng cao nồng độ oxy hòa tan trong nước, cánh quạt rộng không gian tôm di chuyển sẽ rộng hơn tận dụng tối đa diện tích mặt nước.

2/ Dọn đáy ao:

Tôm phát triển tốt ở môi trường tự nhiên, mật độ vừa phải. Với môi trường nuôi công nghiệp mật độ cao, chất thải lớn thì vấn đề chất lượng nguồn nước, làm sạch đáy và gây màu nước tạo thức ăn tự nhiên ban đầu là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến thành công của vụ nuôi.

Cần làm sạch, khử trùng, phơi ao, cân bằng pH trước khi cho nước vào. Rửa nền đáy, cào bùn, bón vôi là việc làm không thể thiếu trong việc chuẩn bị ao nuôi.

3/ Chuẩn bị nước:

Nước trước khi thả tôm bà con nên đảm bảo những yếu tố sau.

– Nguồn nước sạch đã qua ao lắng, nếu lấy trực tiếp từ kênh nên lọc kĩ bằng vải katê và lưới lọc nông nghiệp.

– Cấp nước đầy 1 lần vào ao nuôi và chạy quạt liên tục, cho những trứng ấu trùng tôm, cá, cua phát triển hết.

– 3 ngày sau khi cấp nước sử dụng thuốc diệt cua, ốc động vật đáy (MP - WATER A). 3 ngày tiếp theo sử dụng thuốc diệt cá (saponin), chạy quạt liên tục và vớt cá chết.

– Dùng các sản phẩm MP - WATER B để diệt khuẩn tổng thể ao, tiến hành chạy quạt liên tục 48- 72 giờ để khử Clo.

4/ Gây màu nước:

Gây màu nước là bước quan trọng tạo môi trường sống tốt trước khi thả, tạo nguồn thức ăn tự  nhiên và mật độ vi sinh có lợi duy trì chất lượng nước ao trong suốt quá trình nuôi tôm.

Quy trình cụ thể:

– Sau 1 ngày sử dụng bổ sung MP - SAMMOL bổ sung đạm thủy phân gây màu và hệ vi sinh vật có lợi cho ao nuôi, liều lượng 2 lít/1000m2.

– Kiểm tra pH nước ao trong khoảng 7.8 – 8.0, chạy quạt trong 2 ngày cung cấp vào ao nuôi chế phẩm sinh học  MPT hoặc SOTIBAC 227g/1000m2.

– Sau khi tạt men vi sinh MPT hoặc SOTIBAC  3 ngày tiến hành thả tôm.

5/ Quản lý và chăm sóc ao tôm
+ 30 ngày đầu:

– Tôm mới thả, trộn bột tảo biển MP - VITAL 20 - 30 g/ kg thức ăn chung với thức ăn cho tôm ban đầu (cung cấp dinh dưỡng nuôi tảo vào thức ăn phù du), chạy quạt vào ban đêm.

– 2 ngày sau khi thả tôm tiến hành đánh men vi sinh MPT hoặc SOTIBAC ( 227g/ 1.000m3), tiếp tục 7 ngày sau đánh men vi sinh lập lại, sử dụng trong suốt 30 ngày đầu.

– 7 ngày Sau khi thả, tôm đã có thể ăn được thức ăn hỗn hợp tiến hành cho tôm ăn ngày 4 bữa. Trộn MP - MAXZINE + MP - GLUCAN vào thức ăn 2 lần 1 ngày sáng chiều (liều lượng 10g cho 1kg thức ăn), ngoài ra nên sử dụng sản phẩm bổ gan MP - PHOSGATIC + MP - VITAL ( trộn đều mỗi thứ 10g/ kg thức ăn, cho ăn ngày 2 bữa trưa và tối).

– Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra pH ngày 2 lần, chạy quạt trước 30-45 phút trước khi cho ăn 30 phút.

– Thăm vó thường xuyên xem tốc độ phát triển của tôm, quan sát màu nước và tốc độ bắt mồi để cân chỉnh lượng thức ăn hợp lí.

– Sử dụng khoáng tạt MP - ENJOY để bổ sung khoáng giúp tôm lột xác tốt, tránh tùy trạng cong thân, đục cơ, mềm vỏ ở tôm.

+ Tôm trên 30 ngày.

– Bổ sung nguồn thức ăn cho động vật phù du MP - SAMMOL cung cấp bằng cách pha nước tạt đều liều lượng 2 lít/1000m2.

– Sử dụng định kì xen kẽ MPT và SOTIBAC 4 ngày 1 lần, giúp cân bằng mật độ tảo, hệ vi sinh trong ao nuôi tôm.

– Sử dụng men vi sinh dường ruột MP - LACTOZYME 1 ngày 2 bữa sáng chiều (liều lượng 1kg cho 200kg thức ăn). Sản phẩm bổ gan, giải độc gan tụy: MP - PHOSGATIC hoặc MP - BOGATIC nên sử dụng liên tục và kết hợp.

– Theo dõi hiện tượng lột xác của tôm để giảm thức ăn trong giai đoạn lột xác, và tăng sau khi lột xác xong.

– Thường xuyên kiểm tra pH, oxy hòa tan, màu nước, khí độc, để kịp thời xử lý khi có sự cố. Vào những mùa thời tiết xấu, nên kiểm tra thường xuyên chất lượng nước, giảm lượng thức ăn khi trời mưa nhiều, pH thay đổi. Sử dụng các sản phẩm có hợp chất MP - YUCA để cân bằng pH, hấp thụ chất độc.

+ Tôm trên 60 ngày:

– Bổ sung MP - SAMMOL pha nước tạt liều lượng 2 lít/1000m2. Giúp tạo thức ăn cho động vật phù du, tạo màu nước ao.  

– Sử dụng MPT và SOTIBAC 3 ngày 1 lần, giúp cân bằng mật độ tảo, hệ vi sinh trong ao nuôi tôm.

– Sử dụng MP - MAXZINE + MP - ABUMIN 1 ngày 3 bữa sáng trưa chiều.

– Sản phẩm bổ gan, giải độc gan tụy: MP - PHOSGATIC + MP - GLUCAN nên sử dụng liên tục và kết hợp.

– Chạy quạt 30 phút trước khi cho ăn 30 phút. Buổi đêm chạy quạt liên tục. Theo dõi thời tiết và môi trường nuôi để canh chỉnh nguồn thức ăn phù hợp.

6/ Nguyên nhân các bệnh ở tôm và cách phòng tránh.

Tất cả các bệnh ở tôm đều do: nước ao nuôi quá dơ, mật độ vi sinh có lợi thấp, mất cân bằng quần thể, tảo phát triển đồng loạt, đáy ao chứa nhiều chất bẩn. Tình trạng này bà con nên kiểm soát tốt môi trường ao nuôi từ ban đầu, bằng cách tăng mật độ khuẩn lợi tự nhiên, bổ sung định kì để cải thiện chất lượng nước, bên cạnh đó canh chỉnh lượng thức ăn phù hợp, lắng lọc kĩ trước khi bơm nước vào ao. Sử dụng các sản phẩm hổ trợ giải độc từ bên trong để nâng cao sức đề kháng, kịp thời xử lý môi trường nước ao, giảm tình trạng, phạm vi nhiễm bệnh.

Các bệnh như cong thân, đục cơ, mềm vỏ...: do thiếu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cần thiết trong giai đoạn phát triển, cần bổ sung định kì. Sử dụng quá nhiều kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng tự nhiên. Chọn lựa nguồn giống tốt, uy tín để nuôi trồng.

Kiểm soát tốt nguồn nước ao nuôi, là cách trị bệnh tối ưu nhất, giúp nâng cao sức đề kháng tôm trước các điều kiện bất lợi.

Chúc bà con thành công